Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến nghiên cứu, đề xuất chủ trương và quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô
Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố. Để trở thành thành phố trực thuộc TP.Hà Nội, các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh cần đáp ứng nhiều tiêu chí như về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, đã được công nhận đô thị loại 1, 2 hoặc 3 hay đạt quy định về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội...
Trong Báo cáo gửi HĐND TP Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, UBND TP Hà Nội nêu một trong số định hướng 5 năm tới là dự kiến nghiên cứu, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.
Kế hoạch này đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp cuối tháng 9/2021.
Trước đó, ngày 20/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP Hà Nội”, trong đó nêu định hướng phát triển huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh gắn với lợi thế Cảng hàng không Nội Bài.
1. Huyện Mê Linh
Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, là địa phương có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn hóa, xã hội.
Các tuyến giao thông:
+ Đường vành đai: Vành đai 3 Bắc Sông Hồng, Vành đai 3,5, Vành đai 4 – Vùng thủ đô;
+ Đường đô thị: Bắc Thăng Long - Nội Bài; Trục trung tâm Mê Linh
+ Đường sắt đô thị: Số 6 đi nối dọc theo đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, số 7 đi dọc theo đường Vành đai 3,5
2. Huyện Đông Anh
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.
Hạ tầng giao thông:
+ Đường quốc lộ: Đường 23B, QL 3, QL 23A
+ Đường cao tốc: Hà Nội - Thái Nguyên; Đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt); Đường cao tốc Nhật Tân-Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp); Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa
+ Các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù.
+ Đường sắt: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên. Dự kiến: các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi).
3. Huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố hơn 30 km. Bao quanh huyện là hệ thống sông Cầu, sông Cà Lồ. Hệ thống giao thông của huyện đa dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ.
Hạ tầng giao thông :
+ Quốc lộ chạy qua: QL2, QL3, QL18
+ Đường cao tốc: Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; Võ Văn Kiệt; Cao tốc Nội Bài – Lào Cai
+ Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
+ Đường sắt: Hà Nội – Thái Nguyên và các dự án đường sắt đô thị Hà Nội dự kiến đi qua địa bàn huyện: tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi).
quy hoạch đô thị vệ tinh sóc sơn
Nguồn : sưu tầm( báo tiền phon & lao động )
Copyright © 2018 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web https://zland.vn